Bí ý tưởng, hay tình trạng mắc kẹt ý tưởng, là một hiện tượng phổ biến với nhiều thí sinh. Đặc biệt khi tham gia các kỳ thi đòi hỏi khả năng tư duy sáng tạo cao như IELTS Speaking và IELTS Writing. Hãy cùng IELTS MEISTER tìm hiểu về khái niệm bí ý tưởng và cách khắc phục để cải thiện điểm thi IELTS nhé.
Khái niệm Bí ý tưởng
Bí ý tưởng(Idea Block) là chỉ việc người viết hoặc nói gặp khó khăn trong việc tìm ra ý tưởng để có thể trình bày quan điểm, suy nghĩ của bạn thân cho người khác thông qua lời nói hoặc văn bản. Hiện tượng này thường gặp trong cuộc sống hàng ngày và trong các hoạt động đòi hỏi khả năng tư duy cao như viết luận, diễn thuyết hay sáng tạo nội dung. Ví dụ, một học sinh được yêu cầu viết một bài luận về “Giải pháp cho vấn đề phụ thuộc vào công nghệ của giới trẻ” nhưng không biết bắt đầu từ đâu và triển khai ý tưởng như thế nào để đạt được mục tiêu là tìm ra các giải pháp cho vấn đề này. Học sinh đó đã rơi vào tình trạng mắc kẹt ý tưởng.
Trong các kỳ thi như IELTS, bí ý tưởng rất dễ xảy ra. Đặc biệt trong các phần thi đòi hỏi khả năng tư duy ý tưởng cao như Speaking Part 3 và Writing Task 2. Nhiều thí sinh gặp khó khăn khi tìm kiếm ý tưởng cho câu trả lời của mình.
Nguyên nhân của Bí ý tưởng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến Bí ý tưởng, bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Nguyên nhân khách quan
Áp lực thời gian: Thí sinh phải hoàn thành các phần thi viết và nói của IELTS trong một khoảng thời gian cụ thể. Đặc biệt, trong phần thi Speaking Part 3, thí sinh phải trả lời ngay lập tức mà không có thời gian riêng để suy nghĩ. Gây ra áp lực lớn khiến họ cảm thấy căng thẳng làm cản trở quá trình tư duy.
Áp lực không gian: Các bài thi IELTS thường sẽ được tổ chức tại những không gian có thiết kế đơn giản, lịch sự. Khả năng sáng tạo của thí sinh phần nào sẽ bị hạn chế khi mà họ không thể tương tác với tranh ảnh, âm thanh. Những tác nhân tạo nên cảm hứng sáng tạo. Hay việc phải đối diện trực tiếp với giám khảo thi. Một người hoàn toàn xa lạ có thể tạo ra ảnh hưởng tâm lý với đại đa số thí sinh.
Tính phức tạp của vấn đề: Các chủ đề trong phần thi Speaking Part 3 và Writing Task 2 thường mang tính học thuật và đôi khi trừu tượng. Đòi hỏi khả năng nhận thức, tư duy logic và phân tích thông tin ở mức độ cao. Phạm vi của các vấn đề rất rộng và không giới hạn ở bất cứ lĩnh vực nào. Khiến thí sinh gặp khó khăn khi phải giải quyết các vấn đề lạ hoặc đi sâu hơn.
Nguyên nhân chủ quan
Thiếu kiến thức nền tảng: Thí sinh thường không có đủ kiến thức xã hội vì họ còn trẻ. Người trẻ thường không xây dựng cho mình những thói quen để trau dồi kiến thức. Như đọc sách, báo hay theo dõi tin tức trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Hậu quả là thí sinh sẽ thường xuyên gặp lúng túng khi gặp các chủ đề lạ trong IELTS.
Sự phân tâm và căng thẳng tinh thần: Tâm lý đóng một vai trò quan trọng trong quá trình suy nghĩ và suy luận. Một trạng thái tâm lý thoải mái sẽ thúc đẩy quá trình sản sinh ý tưởng. Nếu thí sinh không chuẩn bị tâm lý tốt, họ dễ phân tâm và rơi vào trạng thái lo lắng. Tâm lý căng thẳng sẽ dễ gây ảnh hưởng đến khả năng tư duy.
Cách vượt qua Bí ý tưởng trong phòng thi
Để khắc phục tình trạng này, có hai nhóm giải pháp chính: dài hạn và tức thời.
Nhóm giải pháp dài hạn
Tích lũy kiến thức đều đặn: Kiến thức và thông tin là nền tảng cho khả năng tư duy. Việc dung nạp chúng thường xuyên sẽ củng cố nền tảng vững chắc. Đồng thời cũng cung cấp thêm chất liệu cho quá trình suy nghĩ. Quá trình tích lũy này cần kỷ luật hơn là số lượng. Nghĩa là việc thu nạp đều đặn sẽ hiệu quả hơn là tiêu thụ một lượng lớn kiến thức trong thời gian ngắn. Thói quen đọc báo, theo dõi tin tức hàng ngày là cần thiết. Các bài thi trong IELTS Speaking hay Writing thường là những chủ đề có lượng kiến thức phong phú. Đây sẽ là nguồn kiến thức vô cùng hiệu quả đối với người học IELTS.
Học các phương pháp tư duy: Các vấn đề có thể được phân tích theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào phương pháp tư duy của mỗi người. Có nhiều phương pháp tư duy được chứng minh giúp con người tư duy tốt hơn như: linear thinking (tư duy theo đường thẳng), lateral thinking (tư duy đa chiều), hay critical thinking (tư duy phản biện). Việc tìm ra phương pháp phù hợp và áp dụng lâu dài sẽ giúp quá trình suy nghĩ nhanh chóng và hiệu quả.
Luyện tập tư duy: Luyện tập đều đặn sẽ nâng cao kỹ năng tư duy. Thí sinh có thể chọn một chủ đề và áp dụng kiến thức, phương pháp tư duy để trả lời. Sau đó, so sánh với các bài mẫu để điều chỉnh phù hợp. Tập trung cao độ khi luyện tập để tránh phân tâm và chú trọng chất lượng hơn là số lượng. Luyện tập từ 2-3 đề mỗi tuần là hợp lý.
Nhóm giải pháp tức thời
Xác định tình hình: Khi gặp Bí ý tưởng, thí sinh cần hiểu rằng tình trạng này là bình thường và có thể giải quyết. Xác định tư tưởng giúp thí sinh chuẩn bị tâm lý vững và thực hiện các giải pháp ứng phó. Mức độ căng thẳng sẽ tỉ lệ thuận với mức độ nghiêm trọng của tình trạng này.
Chia nhỏ câu hỏi: Đọc kỹ đề bài và khoanh vùng các từ khóa để xác định vấn đề lớn. Rồi chia nhỏ vấn đề thành các vấn đề nhỏ hơn bằng cách đặt câu hỏi WH (What, Why, How). Chia nhỏ vấn đề giúp thí sinh tập trung hơn và dễ tập hợp các chất liệu tư duy hơn.
Thay đổi góc nhìn và ghi chú lại những ý tưởng bất kỳ: Một vấn đề có thể được tiếp cận qua nhiều khía cạnh khác nhau. Thay đổi góc nhìn giúp thí sinh nghĩ ra nhiều ý tưởng mới và không bị bó buộc vào những ý tưởng đã có trước đó. Tiếp cận vấn đề từ nhiều khía cạnh như chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, pháp luật, môi trường, tâm lý sẽ đưa đến những ý tưởng đa dạng. Nhanh chóng ghi chú lại những ý tưởng rồi chọn lọc từ chúng để có câu trả lời tốt nhất.
Áp dụng khi bí ý tưởng
Ví dụ sau đây minh họa cho hai bước chính để vượt qua tình trạng Bí ý tưởng trong phòng thi: chia nhỏ câu hỏi và ghi chú ý tưởng theo nhiều góc nhìn.
People today often have to relocate away from their friends and family in order to obtain employment in many different nations. Do you believe this development’s benefits exceed its drawbacks?
Bước 1: Chia nhỏ câu hỏi
Câu hỏi chính: Lợi ích của việc sống xa gia đình và bạn bè để tìm việc có lớn hơn bất lợi không?
Câu hỏi nhỏ:
- Lợi ích của việc sống xa gia đình và bạn bè để làm việc là gì?
- Bất lợi của việc sống xa gia đình và bạn bè để làm việc là gì?
Bước 2: Ghi chú ý tưởng theo nhiều góc nhìn
Lợi ích:
- Kinh tế: nhiều cơ hội việc làm hơn, thu nhập cao hơn
- Tâm lý: rèn luyện khả năng tự lập, trở nên tự tin hơn
- Văn hóa: trải nghiệm nhiều nét văn hóa mới, nâng cao hiểu biết và vốn sống
- Xã hội: mở rộng vòng tròn quan hệ, gặp gỡ nhiều người mới
Bất lợi:
- Kinh tế: chi phí sinh hoạt cao hơn ở thành phố lớn, phải tự chi trả các khoản phí
- Tâm lý: căng thẳng khi giải quyết vấn đề một mình, thiếu sự hỗ trợ từ gia đình
- Văn hóa: gặp trở ngại trong việc hòa mình với những phong tục, tập quán mới lạ
- Xã hội: dễ bị cám dỗ bởi tệ nạn xã hội
Thí sinh có thể chọn một hoặc kết hợp nhiều khía cạnh để phân tích trong bài viết. Cung cấp cái nhìn đa chiều hơn về chủ đề đang được nói tới. Nhưng đồng thời vẫn phải giữ được tính thực tiễn và mạch lạc.
Tổng kết
Bí ý tưởng là tình trạng phổ biến trong quá trình ôn luyện và thi cử. Dù có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Cốt lõi vẫn là sự thiếu tích lũy kiến thức và kỹ năng tư duy. Người học nên đầu tư thời gian vào luyện tập các phương pháp tư duy và tích lũy thông tin. Bạn có thể giải quyết việc bí ý tưởng bằng cách kết hợp giải pháp tức thời và dài hạn.
IELTS MEISTER đã chia sẽ cho bạn những bí quyết để xử lý vấn đề bí ý tưởng. Hãy truy cập vào mục tin tức trong website của IELTS MEISTER để cập nhật thêm nhiều kiến thức hiểu ích nhé.