IPA là gì?
IPA (viết tắt: International Phonetic Alphabet) tiếng Việt gọi là Bảng phiên âm tiếng Anh quốc tế là đây là bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế dựa vào chủ yếu từ các ký tự Latin.
Mục đích của bảng IPA là chuẩn hóa cách ngôn ngữ nói, để tránh nhầm lẫn gây ra bởi sự mâu thuẫn trong ngôn ngữ.
Tại sao nên học IPA?
Bảng phiên âm hoàn toàn khác với bảng chữ cái, để đọc chuẩn các từ tiếng Anh bạn phải học bảng ký tự phiên âm, để khi bạn học từ vựng mới chỉ cần nhìn vào phiên âm tiếng Anh của nó bạn sẽ biết từ phát âm chính xác, về sau trong quá trình giao tiếp nhiều chúng ta sẽ tự nhớ phát âm của chữ viết mà không cần tra từ điển nữa.
Học phát âm tiếng Anh IPA
Với kỹ năng nói: Khi đã nắm rõ các âm trong IPA thì bạn mới có thể nói chuẩn 1 từ, đồng thời người nghe cũng sẽ hiểu bạn nói gì.
– Nắm rõ được chính tả và phiên âm của các từ Tiếng Anh.
– Nền tảng cho việc phát âm chuẩn xác từng từ Tiếng Anh.
– Bổ trợ cho kỹ năng Tiếng Anh khác như nhận biết âm tiết, nhấn trọng âm, ngữ điệu.
Bảng phiên âm tiếng anh IPA đầy đủ
Có tổng cộng 44 âm tiếng Anh cơ bản trong đó có 44 âm trong đó có 20 nguyên âm (vowel sounds) và 24 phụ âm (consonant sounds).
Ký hiệu:
- Vowels – Nguyên âm
- Consonants: Phụ âm
- Monophthongs: Nguyên âm ngắn
- Diphthongs: Nguyên âm dài
Cách phát âm theo bảng phiên âm IPA
Phân chia bảng nguyên âm tiếng Anh 44 âm sẽ có 20 nguyên âm và 24 phụ âm.Nguyên âm có thể đứng riêng hoặc kết hợp cùng các phụ âm để tạo thành tiếng
Xem thêm:
Cách đọc nguyên âm trong tiếng Anh
Có tổng cộng tất cả 20 nguyên âm: /ɪ/; /i:/; /ʊ /; /u:/; /e /; /ə /; /ɜ:/; /ɒ /; /ɔ:/; /æ/; /ʌ /; /ɑ:/; /ɪə/; /ʊə/; /eə/; /eɪ/; /ɔɪ/; /aɪ/; /əʊ/; /aʊ/ trong bảng phiên âm tiếng Anh. Sau đây là cách đọc chi tiết:
/ɪ/
Đây là âm i ngắn, phát âm giống âm “i” của tiếng Việt nhưng ngắn hơn, bật nhanh.
Môi hơi mở sang hai bên, lưỡi hạ thấp
Ví dụ: his /hiz/, kid /kɪd/
/i:/
Âm i dài, bạn đọc kéo dài âm “i”, âm phát từ trong khoang miệng và không thổi ra hơi
Môi mở rộng ngang hai bên, lưỡi nâng cao lên.
Ví dụ: sea /siː/, green /ɡriːn/
/e/
Phát âm giống với e tiếng Việt nhưng cách phát âm ngắn hơn.
Môi mở rộng sang hai bên rộng hơn so với âm / ɪ / đồng thời lưỡi hạ thấp hơn âm / ɪ /
Ví dụ: bed /bed/ , head /hed/
/ə/
Phát như âm ơ tiếng Việt nhưng ngắn và nhẹ hơn.
Môi hơi mở rộng, lưỡi thả lỏng
Ví dụ: banana /bəˈnɑːnə/, doctor /ˈdɒktə(r)/
/ɜ:/
Phát âm giống âm ơ /ə/ nhưng cong lưỡi, phát âm từ trong khoang miệng
Môi hơi mở rộng, lưỡi cong lên, lưỡi chạm vào vòm miệng khi kết thúc âm
Ví dụ: burn /bɜːn/, birthday /ˈbɜːθdeɪ/
/ʊ/
Âm này khá giống âm ư của tiếng Việt. Lúc phát âm, không dùng môi mà đẩy hơi ngắn từ cổ họng.
Môi hơi tròn, lưỡi hạ thấp
Ví dụ: good /ɡʊd/, put /pʊt/
/u:/
Khi phát âm /ʊ/ kéo dài hơi thay vì đẩy hơi dài, phát ra từ khoang miệng nhưng không thổi hơi ra
Môi tròn, lưỡi nâng cao lên
Ví dụ: goose /ɡuːs/, school /sku:l/
/ɒ/
Âm o ngắn, tương tự âm o tiếng Việt nhưng phát âm ngắn hơn.
Môi hơi tròn, lưỡi hạ thấp
Ví dụ: hot /hɒt/, box /bɒks/
/ɔ:/
Phát âm như âm o tiếng Việt nhưng rồi cong lưỡi lên, không phát âm từ khoang miệng.
Tròn môi, Lưỡi cong lên chạm vào vòm miệng khi kết thúc âm
Ví dụ: ball /bɔːl/, law /lɔː/
/ʌ/
Âm lai giữa âm ă và âm ơ của tiếng Việt, khi phát âm phải bật hơi ra.
Miệng thu hẹp lại, lưỡi hơi nâng lên cao
Ví dụ: come /kʌm/, love /lʌv/
/æ/
Âm a bẹt, hơi giống âm a và e, âm có cảm giác bị nén xuống.
Miệng mở rộng, môi dưới hạ thấp xuống. Lưỡi hạ rất thấp
Ví dụ: trap /træp/, bad /bæd/
/ɑ:/
Âm a đọc kéo dài, âm phát ra từ khoang miệng.
Môi mở rộng, lưỡi hạ thấp
Ví dụ: start /stɑːt/, father /ˈfɑːðə(r)/
/ɪə/
Đây là nguyên âm đôi. Khi phát âm chuyển từ âm /ʊ/ dần sang âm /ə/.
Môi mở rộng dần nhưng không rộng quá. Lưỡi đẩy dần ra về phía trước
Ví dụ: near /nɪə(r)/, here /hɪə(r)/
/eə/
Đọc như âm ue trong tiếng Việt
Ví dụ square /skweə(r)/, fair /feər/
/eɪ/
Khi phát âm bằng cách đọc âm / e / rồi chuyển dần sang âm / ɪ /.
Môi dẹt dần sang hai bên. Lưỡi hướng dần lên trên
Ví dụ: face /feɪs/, day /deɪ/
/ɔɪ/
Phát âm bằng cách đọc âm / ɔ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/.
Môi dẹt dần sang hai bên. Lưỡi nâng lên và đẩy dần về phía trước
Âm dài hơi, ví dụ: choice /tʃɔɪs/, boy /bɔɪ/
/aɪ/
Phát âm bằng cách đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/.
Môi dẹt dần sang hai bên. Lưỡi nâng lên và hơi đẩy dần về trước
Âm dài hơi, ví dụ: nice /naɪs/, try /traɪ/
/əʊ/
Phát âm bằng cách đọc âm /ə/ rồi chuyển dần sang âm / ʊ /.
Môi từ hơi mở đến hơi tròn. Lưỡi lùi dần về phía sau
Ví dụ: goat /ɡəʊt/, show /ʃəʊ/
/aʊ/
Phát âm bằng cách đọc âm /ɑ:/ rồi chuyển dần sang âm /ʊ/. Âm dài hơi
Môi Tròn dần. Lưỡi hơi thụt về phía sau.
Ví dụ:mouth/maʊθ/, cow /kaʊ/
/ʊə/
Đọc như uo, chuyển từ âm sau /ʊ/ sang âm giữa /ə/.
Khi bắt đầu, môi mở khá tròn, hơi bè, hướng ra ngoài, mặt lưỡi đưa vào phía trong khoang miệng và hướng lên gần ngạc trên
Ngay sau đó, miệng hơi mở ra, đưa lưỡi lùi về giữa khoang miệng.
Ví dụ: sure /∫ʊə(r)/ , tour /tʊə(r)/
Cách đọc phụ âm trong tiếng Anh
Phụ âm trong tiếng anh bao gồm 24 phụ âm: / p /; / b /; / t /; /d /; /t∫/; /dʒ/; /k /; / g /; / f /; / v /; / ð /; / θ /; / s /; / z /; /∫ /; / ʒ /; /m/; /n/; / η /; / l /; /r /; /w/; / j / trong bảng phiên âm tiếng Anh
/p/
Đọc gần giống âm P của tiếng Việt, hai môi chặn luồng không khí trong miệng sau đó bật ra. Cảm giác dây thanh quản rung nhẹ
Ví dụ: pen /pen/, copy /ˈkɒpi/
/t/
Tương tự âm T trong tiếng Việt nhưng bật hơi mạnh hơn. Khi phát âm, bạn đặt đầu lưỡi dưới nướu. Khi bật luồng khí ra thì đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới.
Hai răng khít chặt, mở luồng khí thoát ra, nhưng không rung dây thanh quản.
Ví dụ: tea /tiː/, tight /taɪt/
/b/
Phát âm như B trong tiếng Việt. Hai môi bậm lại chặng không khí từ trong miệng sau đó bật ra. Thanh quản rung nhẹ.
Ví dụ: back /bæk/, job /dʒɒb/
/d/
Phát âm giống âm D tiếng Việt, bật hơi mạnh hơn. Bạn đặt đầu lưỡi dưới nướu, khi luồng khí bật ra thì đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới. Và hai răng khít, mở ra luồng khí và tạo độ rung cho thanh quản.
Ví dụ: day /deɪ/, ladder /ˈlædə(r)/
/t∫/
Giống vơi âm CH nhưng môi hơi tròn, khi nói phải chu ra về phía trước. Khi luồng khí thoát ra thì môi tròn nửa, lưỡi thẳng và chạm vào hàm dưới, để khí thoát ra ngoài trên bề mặt lưỡi mà không ảnh hưởng đến dây thanh.
Ví dụ: church /ʧɜːʧ/, match /mætʃ/
/dʒ/
Cách đọc tương tự / t∫ /: Môi hơi tròn, chi về trước. Khi khí phát ra,môi nửa tròn, lưỡi thẳng, chạm hàm dưới để luồng khí thoát ra trên bề mặt lưỡi.
Ví dụ: age /eiʤ/, gym /dʒɪm/
/k/
Phát âm giống âm K của tiếng Việt nhưng bật hơi mạnh bằng cách nâng phần sau của lưỡi, chạm ngạc mềm, hạ thấp khi luồng khí mạnh bật ra và không tác động đến dây thanh.
Ví dụ: key /ki:/, school /sku:l/
/g/
Tương tự âm G của tiếng Việt.
Khi đọc, bạn nâng phần sau của lưỡi, chạm ngạc mềm, hạ thấp khi luồng khí mạnh bật ra sao cho rung dây thanh.
Ví dụ: get /ɡet/, ghost /ɡəʊst/
/f/
Đọc âm PH trong tiếng Việt. Khi phát âm, hàm trên chạm nhẹ vào môi dưới.
Ví dụ: fat /fæt/, coffee /ˈkɒfi/
/v/
Đọc như âm V trong tiếng Việt. Khi phát âm, hàm trên sẽ chạm nhẹ vào môi dưới.
Ví dụ: view /vjuː/, move /muːv/
/ð/
Khi phát âm là đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và 2 hàm răng, thanh quản rung.
Ví dụ: this /ðɪs/, other /ˈʌðə(r)/
/θ/
Cách đọc âm này, nên đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và 2 hàm răng, thanh quản không rung.
Ví dụ: thin /θɪn/, path /pɑːθ/
/s/
Phát âm như âm S. Bạn để lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng, luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi nên không rung thanh quản.
Ví dụ: soon /suːn/, sister /ˈsɪstə(r)/
/z/
Khi phát âm bạn để lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng, luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi nhưng lại làm rung thanh quản.
Ví dụ: zero /ˈzɪərəʊ/, buzz /bʌz/
/∫/
Khi đọc âm này, thì môi chu ra, hướng về phía trước và môi tròn. Mặt lưỡi chạm lợi hàm trên và nâng phần phía trước của lưỡi lên.
Ví dụ: ship /ʃɪp/, sure /ʃɔː(r)/
/ʒ/
Môi chu ra, hướng về phía trước, tròn môi. Để mặt lưỡi chạm lợi hàm trên và nâng phần phía trước của lưỡi lên và đọc rung thanh quản
Ví dụ: pleasure /’pleʒə(r), vision /ˈvɪʒn/
/m/
Đọc giống âm M trong tiếng Việt, hai môi bậm lại rồi bật hơi ra, luồng khí thoát ra bằng mũi
Ví dụ: money /ˈmʌn.i/ mean /miːn/
/n/
Đọc như âm N nhưng khi đọc thì môi hé, đầu lưỡi chạm lợi hàm trên, chặn để khí phát ra từ mũi.
Ví dụ: nice /naɪs/, sun /sʌn/
/ŋ/
Khi phát âm thì chặn khí ở lưỡi, môi hé, khí phát ra từ mũi, môi hé, thanh quản rung, phần sau của lưỡi nâng lên, chạm vào ngạc mềm
Ví dụ: ring /riŋ/, long /lɒŋ/
/h/
Đọc như âm H tiếng Việt, môi hé nửa, lưỡi hạ thấp để khí thoát ra, thanh quản không rung
Ví dụ: hot /hɒt/, behind /bɪˈhaɪnd/
/l/
Tương tự âm L trong tiếng Việt, cong lưỡi từ từ, chạm răng hàm trên, thanh quản rung, môi mở rộng hoàn toàn, đầu lưỡi cong lên từ từ và đặt vào môi hàm trên.
Ví dụ: light /laɪt/, feel /fiːl/
/r/
Đọc khác âm R tiếng Việt nhé. Khi phát âm, bạn cong lưỡi vào trong, môi tròn, hơi chu về phía trước, Khi luồng khí thoát ra thì lưỡi thả lỏng, môi tròn mở rộng
Ví dụ: right /raɪt/, sorry /ˈsɒri/
/j/
Khi phát âm, nâng phần trước lưỡi lên gần ngạc cứng, đẩy khí thoát ra giữa phần trước của lưỡi và ngạc cứng nhưng không có tiếng ma sát của luồng khí, làm rung dây thanh quản ở cổ họng. Môi hơi mở. Khi luồng khí phát ra thì môi mở rộng, phần giữa lưỡi hơi nâng lên, thả lỏng.
Ví dụ: yes /jes/ , use /ju:z/
/w/
Môi tròn, chu về phía trước, lưỡi thả lỏng. Khi luồng khí phát ra thì môi mở rộng, lưỡi vẫn thả lỏng
Ví dụ: wet /wet/, win /wɪn/
Tổng kết và lưu ý
Phát âm 44 âm tiếng Anh chuẩn quốc tế chúng ta cần phải kết hợp môi,lưỡi, thanh với nhau. Trong phân trên IELTS MEISTER đã hướng dẫn bạn, tuy nhiên các bạn cần phải lưu ý sau đây
Chú ý ở môi:
- Chu môi: /∫/, /ʒ/, /dʒ/, /t∫/
- Môi mở vừa phải: / ɪ /, / ʊ /, / æ /
- Môi tròn thay đổi: /u:/, / əʊ /
Chú ý lưỡi ở các từ sau đây
- Lưỡi chạm răng: /f/, /v/
- Cong đầu lưỡi chạm nướu: / t /, / d /, / t∫ /, / dʒ /, / η /, / l /.
- Cong đầu lưỡi chạm ngạc cứng: / ɜ: /, / r /.
- Nâng cuống lưỡi: / ɔ: /, / ɑ: /, / u: /, / ʊ /, / k /, / g /, / η /
- Răng lưỡi: /ð/, /θ/.
Lưu ý ở dây thanh quản
- Rung: các nguyên âm, /b/, /d/, /g/, /v/, /z/, /m/, /n/, /w/, /j/, /dʒ/, /ð/, /ʒ/
- Không rung: /p/, /t/, /k/, /f/, /s/, /h/, /∫/, /θ/, /t∫/
Những quy tắc với nguyên âm và phụ âm
Bán âm y và w thì chúng có thể là nguyên âm hoặc phụ âm
Một số ví dụ:
You – phụ âm nhưng gym thì lại là nguyên âm.
We – phụ âm nhưng Saw – nguyên âm
Đối với phụ âm g
Nếu đi sau g là phụ âm I, y, e thì phát âm sẽ là dʒ
Ví dụ: gYm, gIant, gEnerate,hugE, languagE,vegEtable…
Nếu sau g là nguyên âm còn lại a, u, o thì phát âm sẽ là g
Ví dụ: go, gone, god,gun,gum, gut, guy, game, gallic,…
Phụ âm c khi đọc
C – được đọc là S nếu theo sau là các nguyên âm i, y, e Ví dụ: city, centure, cycle, cell, cyan,…
C – đọc là K nếu theo sau là nguyên âm a,u,o
Ví dụ: cat, cut, cold, call, culture, coke,…
Phụ âm r khi đọc
Nếu trước r là 1 nguyên âm yếu như /ə/ thì thông thường sẽ bị lược bỏ.
Ví dụ: interest có phiên âm đầy đủ là ˈɪntərəst/ˈɪntərest.
Nhưng vì trước r là âm ə nên còn được phát âm là ˈɪntrəst/ˈɪntrest(2). Bạn có thể thấy nhiều từ điển viết phiên âm theo trường hợp 2.
Phụ âm j
Thông thường, âm j đều đứng đầu 1 từ và phát âm sẽ là dʒ.
Ví dụ: jump, jealous, just, job,…
Phân biệt nguyên âm ngắn – nguyên âm dài
Nguyên âm ngắn
Có 5 nguyên âm ngắn: ă ĕ ĭ ŏ ŭ
- a ngắn: ă : /æ/ : act, apt, bad, bag, fad,….
- e ngắn: /e/: ben, den, fed, bed,…..
- i ngắn: /I/: bin, bid, in,…
- o ngắn: /ɒ/: hot, Tom, bop,…
- u ngắn: /ʌ/ : cut, sun, bug,…
Nguyên âm dài
5 nguyên âm dài được kí hiệu lần lượt là ā ē ī ō ū.
Một số ví dụ về nguyên âm dài là những nguyên âm được phát âm như sau:
- a dài: ā : /eɪ/ : Cake, rain, day, eight,…
- e dài: ē: /i:/ : tree, beach, me, baby, key, field,…
- i dài: ī : /aɪ/ : five, tie, light, my, find, child,…
- o dài: ō : /oʊ/ : nose, toe, toast, no, snow, bold, most,…
- u dài: ū : /u: hoặc ju:/ : new, few, blue, suit, fuel,….
Quy tắc để phân nguyên âm
- Với một từ khi có một nguyên âm và nguyên âm đó không nằm ở cuối từ thì đó luôn là nguyên âm ngắn.Tuy nhiên sẽ có một số từ ngoại lệ như mind, find
- Với một từ khi một nguyên âm và nguyên âm đó ở cuối từ thì quy tắc phát âm sẽ là nguyên âm dài
- Khi 2 nguyên âm đứng liền nhau mà nguyên âm đầu là dài còn nguyên âm sau thường không phát âm, gọi là âm câm.
Ví dụ: tied(i dài,e câm), seal(e dài,a câm), boat(o dài, a câm).
- Với một từ nếu một nguyên âm theo sau là 2 phụ âm giống nhau (a double consonant) thì đó chắc chắn sẽ là nguyên âm ngắn
Ví dụ: Dinner(i ngắn), summer(u ngắn), rabbit(a ngắn), robber(o ngắn), egg(e ngắn).
- Một số có 2 nguyên âm liên tiếp giống nhau (a double vowel) thì phát âm như 1 nguyên âm dài. Không áp dụng quy tắc này với nguyên âm O. Vì nó sẽ tạo thành âm khác nhau: poor, tool, fool, door,… Không áp dụng nếu đứng sau 2 nguyên âm này là âm R vì khi đó âm đã bị biến đôi: beer.
Ví dụ: Peek(e dài), greet(e dài), meet(e dài), vacuum(u dài)
- Khi Y đứng cuối của từ 1 âm tiết thì nó sẽ đọc là âm i dài /ai/
Ví dụ: Cry, TRy, by,shy,…
Chú ý nguyên âm – phụ âm để viết đúng chính tả
- Sau 1 nguyên âm ngắn là f,l,s thì từ đó gấp đôi f,l,s lên.
Ví dụ: Ball, staff, pass, tall, different(i ngắn), coLLage(o ngắn), compass (a ngắn)
- Đối với từ có 2 âm tiết mà sau nguyên âm ngắn là b,d,g,m,n,p thì ta cũng gấp đôi chúng lên.
Ví dụ: rabbit(a ngắn), maNNer(a ngắn), suMMer(u ngắn), haPPy(a ngắn), hoLLywood(o ngắn), suGGest(u ngắn), odd(o ngắn),…
- Bạn nhớ quy tắc này thì khi viết lại từ theo âm bạn sẽ tránh được lỗi Spelling.
Ví dụ bạn nghe đọc là Compass nhưng nếu nắm quy tắc bạn biết sau nguyên âm a ngắn sẽ cần hai chữ S, tránh được lỗi viết compas.
Nguyên âm e
Nếu một từ ngắn hay âm thanh cuối của từ dài kết thúc bằng nguyên âm + phụ âm + e thì em sẽ bị là âm câm và nguyên âm trước đó là nguyên âm dài.
Họ gọi đó là Magic e, silent e, super e…
Ví dụ:
- bit /bɪt/ => bite /baɪt/
- at /ət/ => ate /eɪt/
- cod /kɒd/ => code /kəʊd/
- cub /kʌb/ => cube /kjuːb/
- met /met/ => meet /miːt/
IELTS MEISTER đã nêu một số quy tắc về nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh trên, các bạn hãy lưu ý khi học.
Kết luận
Để học được bảng phiên âm tiếng Anh IPA, bạn cần một người bạn đồng hành, IELTS MEISTER sẽ là bạn đồng hành đáng tin cậy giúp bạn học được bảng phiên âm IPA mà còn phát triển được tiếng Anh một cách toàn diện
Xem thêm